Mối quan hệ giữa tính cách và việc chọn nghề - Trường Cao Đẳng Nghề Hoa Sen

Phỏm tá la - Trò chơi bài miễn phí

Mối quan hệ giữa tính cách và việc chọn nghề

Khoa học đã chứng minh tính cách của mỗi người có tác động nhất định đến quá trình tìm kiếm và chọn lựa nghề nghiệp tương lai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi xác định được tính cách và thiên hướng của bản thân, mỗi cá nhân đã dần dần tự ý thức được các công việc phù hợp với chính mình. Điều này góp phần hạn chế việc chọn nghề sai hoặc thái độ chán nản, bỏ dở nghề, gây lãng phí thời gian và chi phí đào tạo.

Theo Tiến sĩ Tâm lý học John Holland (Mỹ) thì con người được chia ra làm 6 kiểu tính cách, cụ thể là: người có tính nghệ sĩ, người thực tế, người dám nghĩ dám làm, người thích nghiên cứu, người công chức và người có tính xã hội. Đồng thời, John Holland cũng khẳng định sẽ có 6 môi trường hoạt động/làm việc tương ứng với 6 kiểu người này. Chẳng hạn như đối với nhóm người có tính nghệ sĩ thì tính cách bay bổng bên trong thường khiến họ có thiên hướng mong muốn làm việc tại những môi trường ngẫu hứng, không bị gò bó hay theo khuôn mẫu có sẵn, thay vào đó, họ thường lựa chọn những nơi làm việc thoải mái, luôn tạo điều kiện cho bản thân phát triển toàn diện về trực giác và trí tưởng tượng. Công việc phù hợp với nhóm người này có thể là viết văn, đạo diễn, biên kịch, sáng tạo quảng cáo, diễn viên… và họ nên chọn các ngành học về văn chương, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, nhiếp ảnh hội họa… để phát huy năng lực và sở thích của bản thân.

Một nghiên cứu khác của Anna Vedel, tác giả của bản đánh giá “Big Five”, cũng cho ta những thông tin quan trọng về sự tương quan giữa tính cách con người và con đường nghề nghiệp tương lai. Cụ thể tác giả đã sử dụng dữ liệu của 12 nghiên cứu về 5 đặc điểm tính cách (bao gồm: hướng ngoại, dễ tính, tận tâm, cảm xúc không ổn định và cởi mở với trải nghiệm) cùng với dữ liệu về chuyên ngành Đại học của 13.389 sinh viên để tìm ra những mối quan hệ đáng kể giữa đặc điểm tính cách với việc lựa chọn chuyên ngành. Kết quả của những dữ liệu này đã chỉ rõ phần nào mối quan hệ giữa tính cách và nghề nghiệp. Chẳng hạn đối với những người có tính cách hướng ngoại, hoạt bát, năng động thì các ngành học phù hợp là Marketing, Quan hệ công chúng, Báo chí, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật… Hoặc những sinh viên có cảm xúc ổn định nhất thường chọn ngành Kinh doanh – số liệu từ các nghiên cứu cho hay, trong khi nhóm sinh viên thuộc các ngành Nghệ thuật sáng tạo, Khoa học xã hội và Nhân văn, Tâm lý học… thường có tâm trạng thất thường cao.

Bên cạnh đó, khảo sát từ tạp chí Forbes cũng đem đến những kết quả thú vị về tính cách và nghề nghiệp của con người. Trong đó chỉ ra con người có 6 mẫu tính cách tương ứng với các nghề nghiệp nhất định, chẳng hạn:

  • Người thích sáng tạo thì phù hợp với những công việc như: Nhà văn, Thiết kế đồ họa, Thiết kế sản phẩm truyền thông đa phương tiện, Viết ý tưởng/nội dung/thông điệp quảng cáo…
  • Người thích suy nghĩ thì nên lựa chọn các công việc như: Phát triển phần mềm, Phân tích thị trường, Kế toán – Kiểm toán, Phân tích hệ thống máy tính, Phân tích tài chính…
  • Người thích tổ chức sẽ chọn các hướng đi liên quan đến các nhóm ngành: Quản trị hệ thống máy tính, Quản lý thông tin, Quản lý tài chính hay Phân tích hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp…
  • Người thích hành động thì nên đi theo các lĩnh vực như: Phi công, Giám sát công trình, Thợ kỹ thuật, Kỹ sư xây dựng, Phát triển hệ thống website…
  • Người thích đàm phán phù hợp với các công việc như: Marketing, Truyền thông đối ngoại, Quan hệ công chúng, Kinh doanh, Tiếp thị…
  • Người thích giúp đỡ nên chọn đi theo các hướng ngành nghề như: Chuyên gia Tâm lý, Tư vấn pháp lý, Y tá, Trợ lý bác sĩ, Giám đốc Nhân sự…

Những thông tin dữ liệu nêu trên có thể sẽ là tài liệu đáng tin cậy để các bạn trẻ (đặc biệt là những bạn học sinh đang theo học bậc Trung học phổ thông) tham khảo trên hành trình định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu xem mình phù hợp với những ngành nghề, công việc nào giữa “đại dương thông tin” của thị trường lao động hiện nay. Ngoài việc xác định xem ưu điểm nổi trội của mình là gì thì các bạn trẻ có thể tham khảo thêm các bài test tính cách được phát triển và cung cấp bởi các đơn vị uy tín. Chẳng hạn bạn có thể tham khảo bài test Sokanu Career Assessment tại đường dẫn . Đây là một bài test sẽ giúp bạn định hướng xem bạn phù hợp với ngành nghề, công việc nào. Hoặc bạn cũng có thể nghiên cứu thêm về cách định vị 16 loại tính cách với MBTI (Myers – Briggs Type Indication, trắc nghiệm tính cách Myers – Briggs, hay còn gọi là Chỉ số phân loại Myers – Briggs) để xem mình thuộc nhóm tính cách nào, điểm mạnh của mình là gì, từ đó xác định những nhóm công việc phù hợp để phát huy hết tiềm năng của bản thân. Để tham gia những bài test tính cách MBIT, bạn có thể truy cập vào trang

Related Posts

Categories