Ngày nay, bậc Cao đẳng cũng mở ra khá nhiều lợi thế và cơ hội việc làm cho giới trẻ như yêu cầu đầu vào “dễ thở”, chương trình đào tạo chuyên sâu về nghề (thời lượng thực hành chiếm 70%), dễ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp…
Sự lựa chọn “vừa sức”
So với bậc Đại học thì có lẽ Cao đẳng là sự lựa chọn hợp lý với những bạn trẻ có sức học trung bình khá, yêu thích “học nghề” hơn là chuyên sâu về học thuật và nghiên cứu. Đây cũng là đối tượng tham gia vào cán cân nghề nghiệp sớm, cung cấp nguồn lao động lành nghề cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thời gian đào tạo ngắn
Quy chế mới từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thời gian đào tạo bậc Cao đẳng từ 2 đến 3 năm. Nhiều trường đã áp dụng xen kẽ thời gian đào tạo tại trường cùng với thời gian thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc thực tế. Riêng tại , sinh viên sẽ học trong 2,5 năm, với 6 học kì tại trường và 1 học kì thực tập tại doanh nghiệp.
Bằng cấp chất lượng
Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng sẽ nhận bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư thực hành (tùy thuộc ngành nghề đào tạo) do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp. Với tấm bằng này, các bạn trẻ có thể dễ dàng xin việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân.
Khả năng cạnh tranh cao
Tốt nghiệp Cao đẳng vẫn bảo đảm bạn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng nếu sở hữu trong tay ba yếu tố: thạo nghề, ham học hỏi và tự tin. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của sinh viên Cao đẳng còn nằm ở yếu tố khách quan của thị trường lao động Việt Nam, khi hiện trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang phổ biến trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp.
Tuy nhiên, để biến lợi thế cạnh tranh này thành điểm cộng trước doanh nghiệp thì sinh viên Cao đẳng cần có thêm trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, khả năng chịu được áp lực công việc, khả năng xử lý tình huống phát sinh…
Thành thạo nghề nghiệp
Với 70% thời lượng đào tạo là thực hành, bậc Cao đẳng hướng đến mục tiêu đem lại những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc cho người học để theo đuổi một nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc, học Cao đẳng bạn sẽ tiếp xúc với “muôn hình vạn trạng” của nghề, được nhìn nhận nghề nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và đặc biệt là được “luyện tay nghề” thông qua nhiều hình thức như: thực hành, thảo luận, bài tập nhóm, đề án, tiểu luận, báo cáo…
Sinh viên ngành Quản trị Nhà hàng, trường CĐ Hoa Sen, trong một giờ thực hành
Thu nhập ổn định
Theo quy định mới thì mức lương dành cho lao động đã qua đào tạo là khoảng 3,5 triệu đồng (dành cho khu vực vùng 1, áp dụng từ ngày 01/7/2017). Tuy nhiên trên thực tế, tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, mức lương tối thiểu mà sinh viên Cao đẳng đạt được có thể lên đến 7 hoặc 8 triệu đồng. Bạn sẽ nhận được mức lương hoàn toàn xứng đáng nếu bạn có năng lực và thỏa thuận thành công với nhà tuyển dụng. Nhưng chắc chắn một điều rằng, đó là nguồn thu nhập ổn định, tương xứng với những nỗ lực mà bạn bỏ ra trong 2,5 năm vừa học vừa trải nghiệm “học việc” trên giảng đường Cao đẳng.
Dễ dàng liên thông
Sinh viên tốt nghiệp bậc Cao đẳng có thể liên thông lên các bậc học cao hơn tại các trường Đại học trong và ngoài nước. Đơn cử, sinh viên Cao đẳng Hoa Sen có thể tiếp tục theo học các chuyên ngành được đào tạo tại Đại học Hoa Sen với thời gian đào tạo ngắn (từ 1 đến 1,5 năm) vì hai đơn vị đã có những thỏa thuận hợp tác công nhận và miễn trừ một số môn mà sinh viên đã học tại bậc Cao đẳng.