Nhờ sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, sức ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0… sinh viên ngành công nghệ phần mềm hứa hẹn có nhiều cơ hội việc làm.
Theo nhận định từ ThS. Vũ Đình Khôi, Trưởng bộ phận Phát triển chương trình, Cao đẳng Hoa Sen, công nghệ phần mềm đang thuộc top những ngành nghề dễ kiếm việc làm nhất hiện nay.
Nhiều cơ hội với nhóm ngành CNTT
Thị trường lao động luôn rộng cửa chờ đón các bạn trẻ đam mê công nghệ phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin (CNTT) nói chung với nhiều lợi thế hấp dẫn: công việc đầy ắp sáng tạo xen lẫn thử thách, mức đãi ngộ xứng đáng với năng lực, nhiều cơ hội khởi nghiệp… Tuy nhiên, để có được một hướng đi phù hợp khi chọn học CNTT, việc đầu tiên sinh viên cần làm là tìm hiểu hệ thống các doanh nghiệp CNTT đang hoạt động hiện nay.
Cũng theo ThS. Khôi, có thể tạm chia các doanh nghiệp CNTT thành 3 hình thức. Đầu tiên là doanh nghiệp vừa và nhỏ (là các đơn vị chuyên sản xuất những phần mềm mà thị trường đã có). Thứ hai là doanh nghiệp gia công phần mềm (bao gồm những đơn vị thực hiện và gia công các phần mềm chuyên biệt theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng). Cuối cùng là doanh nghiệp startup (doanh nghiệp/tổ chức thứ 3 này đi theo hướng khởi nghiệp, chuyên tạo ra những cú hích đột phá nhằm tạo ra những phần mềm mới.
Các lĩnh vực nghề nghiệp mà sinh viên học CNTT có thể theo đuổi được chia thành 6 nhóm ngành chính, bao gồm: phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và bảo mật thông tin, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu. Mỗi nhóm có một ưu thế riêng nhưng các nhà tuyển dụng vẫn rất ưu ái ngành công nghệ phần mềm bởi đây được xem là trọng tâm của CNTT.
Đa dạng nghề nghiệp khi ra trường
Công nghệ phần mềm là quá trình làm ra các sản phẩm phần mềm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quá trình này thường gồm 6 bước chính để tạo thành một sản phẩm phần mềm hoàn thiện, hiệu quả, ít lỗi và tin cậy: phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, triển khai và cuối cùng là bảo trì. Các lĩnh vực, vị trí nghề nghiệp thường xoay quanh 6 bước trên.
Theo học ngành này, bạn có thể trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm (phân tích phần mềm), chuyên viên phát triển phần mềm (lập trình, viết code hay hiện thực phần mềm), chuyên viên kiểm thử phần mềm (kiểm tra lỗi phần mềm)… với mức lương khởi điểm cạnh tranh.
Để theo đuổi ngành học này trong thời gian từ 2,5 năm (đối với bậc cao đẳng) đến 4 năm (đối với bậc đại học), các bạn trẻ cần có đam mê thực sự với ngành mình học, tự thân trau dồi những xu hướng công nghệ và có nhu cầu học hỏi cái mới.
Ngoài ra, các yếu tố cần để vững nghề và dễ dàng tìm việc phù hợp là khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ tốt để đọc và viết các tài liệu bằng tiếng Anh.
Lợi thế học công nghệ phần mềm tại CĐ Hoa Sen
Là đối tác chiến lược của Đại học Hoa Sen và Học viện NIIT (Ấn Độ), Cao đẳng Hoa Sen đào tạo ngành công nghệ phần mềm với các ưu điểm: phương pháp giảng dạy, tài liệu, đội ngũ giảng viên được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế của NIIT; chương trình đào tạo được cập nhật theo xu hướng mới của thị trường lao động; các đề án của sinh viên được thẩm định bởi các doanh nghiệp thành viên của Hội Tin học TP.HCM (HCA); sinh viên có nhiều cơ hội thực tập, học việc cũng như làm việc chính thức tại các doanh nghiệp CNTT là đối tác của trường.
Trong 2,5 năm học tại trường, sinh viên sẽ có một học kỳ thực tập tại doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm thực tế, cũng như cập nhật yêu cầu mới nhất từ thị trường tuyển dụng. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm những vị trí công việc như quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích nghiệp vụ, kiểm thử phần mềm.
Để biết thông tin chi tiết về ngành công nghệ phần mềm cũng như các chương trình khuyến học hấp dẫn cho tân sinh viên, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0916944455.
Nguồn: //news.zing.vn/